SCB gặp biến động và 4 yếu tố giúp nhà đầu tư nhận diện rủi ro tiềm ẩn của ngân hàng.

Sự việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SCB) gặp biến động trong thời gian gần đây đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về tình hình của các ngân hàng khác tại Việt Nam. Vậy, đâu là những yếu tố giúp nhà đầu tư nhận diện ngân hàng nào có nguy cơ rủi ro cao?

Tỷ lệ tài sản khác/Tổng tài sản.

Tài sản khác là các tài sản không thuộc nhóm tài sản chính của ngân hàng, chẳng hạn như tài sản góp vốn, tài sản mua và chờ thanh lý,… Tỷ lệ tài sản khác cao thường là dấu hiệu của rủi ro tiềm ẩn.

Theo báo cáo tài chính của SCB, tài sản khác của ngân hàng này chiếm tới 30% tổng tài sản. Đây là một con số rất cao so với các ngân hàng khác tại Việt Nam.

Tại sao tỷ lệ tài sản khác/Tổng tài sản của SCB chiếm đến 30% lại là một điểm đáng lưu ý?

Đối với các ngân hàng có sở hữu của nhà nước, tỷ lệ tài sản khác/Tổng tài sản thường rất thấp, Ví dụ như Vietcombank chỉ khoảng 2%.

Đối với các ngân hàng cổ phần tư nhân, tỷ lệ tài sản khác/Tổng tài sản thường dao động trong khoảng từ 7% – 10%.

Tuy nhiên, không phải tài sản khác nào cũng có vấn đề. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ hơn về những tài sản khác được cất giấu phía sau là gì? Có 2 yếu tố trong danh mục tài sản khác mà các nhà đầu tư cần chú ý là các khoản lãi, phí phải thu và Mua bán nợ /gán nợ.

Các khoản phải thu là một trong những loại tài sản khác phổ biến nhất của các ngân hàng.

Tại các ngân hàng thương mại cổ phần như Techcombank, SHB, VPBank,.. các khoản phải thu thường có xu hướng rất cao. Bởi vì, nếu so sánh với ngân hàng có quy mô lớn như Vietcombank, mặc dù VCB có quy mô gấp 3 lần nhưng các khoản lãi, phí lại có giá trị tương đương các ngân hàng còn lại. Thậm chí, đối với SHB (15,231 triệu tỷ đồng) thì cao gần gấp đôi Vietcombank (9,2 triệu tỷ đồng), mặc dù dư nợ cho vay khách hàng của SHB và các ngân hàng cổ phần đều nhỏ hơn SHB rất nhiều. Điều này cho thấy, các ngân hàng này hiện đang có dư nợ cơ cấu rất khác nhau. Ngân hàng nào có các khoản phải thu lớn thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ về nợ xấu lớn hơn.

Các khoản bán nợ hoặc gán nợ

Một số ngân hàng thương mại có những khoản bán nợ hoặc gán nợ. Bản chất đây là những khách hàng đã không có khả năng chi trả và họ phải chuyển đổi tài sản thế chấp sẽ trở thành một tài sản của ngân hàng.

Ví dụ, SHB đã phải thực hiện hành động bán nợ. Tuy nhiên, bán nợ xong thì cũng chưa thu được tiền, cho nên nó nằm trong khoản phải thu. Đây cũng có thể thể hiện rằng bản chất của những cái nợ quá hạn của những ngân hàng này về thực chất nó có thể cao hơn rất nhiều.

Ngoài tỷ lệ tài sản khác/Tổng tài sản, nhà đầu tư cần quan tâm đến 3 chỉ số quan trọng khác là:

Tổng tài sản là thước đo quy mô của ngân hàng.

Vốn hóa là giá trị thị trường của ngân hàng.

Định giá là mức giá của cổ phiếu so với giá trị tài sản thực của ngân hàng.

Tuy nhiên, trong phạm vi của của bài viết này, chúng tôi không thể chia sẻ hết tất cả những yếu tố này. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, hãy xem thêm tập podcast mới nhất của chúng tôi với chủ đề “SCB GẶP BIẾN – Các NGÂN HÀNG KHÁC thì sao?”. Trong tập này, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về bức tranh của ngành ngân hàng tại Việt Nam thông qua các số liệu liên quan đến vốn hoá, tài sản, định giá,..”