Hôm nay thì chúng ta sẽ thảo luận với nhau về một kênh nguy động tài chính của Novaland trong quả trình xây dựng 3 đại đô thị của mình.

Với cái nhìn ban đầu thì chúng ta có thể sẽ có những phỏng đoán khác với cả sự việc trái phiếu của ngân hàng SCB hoặc là trái phiếu Tân Việt, thì trái phếu và nợ vay của Novaland sẽ chủ yếu do các tổ chức tài chính nằm giữ do đó những khó khăn về tài chính tạm gọi là của khoản nợ của Novaland sẽ ít tác động đến những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta, mà có thể là sẽ có tác động nhiều hơn đến những tổ chức tài chính.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào cách thức bán hàng, cách thức huy động vốn của Novaland, thì chúng ta sẽ thấy là cuộc khủng hoảng này cũng sẽ tác động rất là lớn đến những người mua nhà, những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Trong suốt nhiều năm hoạt động của mình, Novaland đã dùng được sức mạnh của nhà đầu tư nhỏ lẻ để phát triển. Người ta hay nói là “đứng trên vai người khổng lồ”, còn riêng Novaland thì tập đoàn đã vươn vai trở thành người khổng lồ, đứng lên rất là nhiều những người tí hon.

Đó chính là những người mua nhà như chúng ta, nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó trong đợt khủng hoảng nợ, Novaland đã xử lý không khéo và quay lại với chính những người đã giúp mình lớn mạnh. Thì không phải là nợ, mà có lẽ “mất niềm tin” là thứ sẽ giết chết doanh nghiệp.

Chúng ta cùng thảo luận về những vấn đề này.

Để bán được 3 khu đại đô thị của một lúc, mặc dù có chia ra nhiều giai đoạn nhưng mà Novaland không thể huy động vốn chỉ bằng cách vay hay trái phiếu được. Việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ những nguyên tắc tài chính, những chỉ số để đảm bảo khả năng trả nợ.

Cho nên Novaland cũng phải dùng rất là nhiều chính sách khác để thu hút được nguồn tiền của chính những người mua nhà, những nhà đầu tư nhỏ lẻ để có thể xây nhà và bán lại cho người mua. Nếu làm đúng luật thì đúng nghĩa ra Novaland phải bỏ tiền ra xây nhà, xây cư sở tầng.

Khi mà xây đến móng thì họ mới được phép ký hợp đồng mua bán với khách hàng sau đó thì mới nhận tiền của khách hàng theo các giai đoạn cho đến khi bàn giao nhà cho khách hàng.

Tuy nhiên do nhu cầu vốn rất lớn trên họ không thể nào mà dùng 1 nguồn vốn chủ sở hữu, để mà xây thì họ đã phải tìm cách để huy động tiền ngay từ khi dự án bắt đầu, thậm chí là chưa mở bán hoặc là chưa có giấy phép mở bán.

Việc này được thực hiện thông qua những cái gọi là văn bản thỏa thuận. Những văn bản thỏa thuận này tạm hiểu là 1 dạng hợp đồng đặt cọc và Novaland đã dùng tiền đặt cọc này để xây nhà thay vì dùng vốn của mình.

Có lẽ sự việc xảy ra như hiện tại cũng 1 phần do Novaland đã quá tự tin vào khả năng của chính mình.

Trang chủ của NovaLand cũng đã đưa ra những cam kết. Có 2 cái cam kết rất nổi bật và quan trọng. Đó là cam kết khi mua nhà hiện tại đến 2-3 ăm nữa khi nhà đã hình thành lên, nếu người mua không thích thì Novaland sẽ hoàn lại tiền cho người mua cộng với 1 khoản lãi suất nào đó. Và nếu mà người mua vẫn có ý định mua thì sẽ tiếp tục ký hợp đồng mua bán để mua nhà. Về bản chất đây là 1 dạng huy động vốn sớm và trả lại tiền cho khách hàng sau 2 -3 năm.

Để khuyến khích khách hàng mua nhà đối với những người không có sẵn nguồn tiền mặt lớn. Novaland còn có chính sách là khách hàng vay và Novaland sẽ cam kết trong quá trình vay 2 -3 năm đó. Trong quá trình người mua vay, Novaland sẽ trả tiền lãi cho ngân hàng thay người mua. Và sau 2 -3 năm, khách hàng có quyền lấy lại tiền hoặc là tiếp tục mua nhà sẽ ký hấp đồng mua bán.

Ví dụ:

Một căn bịêt thự NovaWorld Phan thiết có giá là 6 tỷ.

Đóng trước 50% là 3 tỷ thì sau 2 năm hoặc 3 năm nữa sau khi Novaland xây xong nếu người mua không thích căn nhà hay biệt thự đó, khu đó thì Novaland sẽ hoàn lại tiền cho người mua với lãi suất là 12 -13% 1 năm.

Nếu lúc đó người mua thấy là khu đô thị đẹp, thì người mua có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán, tiếp tục thanh toán để nhận nhà.

Trong trường hợp khách hàng không có đủ tiền thì họ sẽ kết hợp với ngân hàng và khi đó khách hàng sẽ đóng ví dụ như 1 tỷ rưỡi, còn 1 tỷ dưỡi nữa thì sẽ tiếp tục vai ngân hàng. Hoặc thậm chí là vay hơn 50% giá trị tài sản là 3 tỷ. Thì khi đó NovaLand sẽ trả phần lãi cho 3 tỷ vay cho khách hàng. Và sau 2 -3 năm thì NovaLand cũng cam kết là họ sẽ thanh toán khoản vay đến khách hàng tại ngân hàng đó.

Đây rõ ràng là những chính sách có vẻ rất thú hút trong trong giai đoạn thị trường bất động sản đang liên tục phát triển. Tuy nhiên khi thị trường bất động sản đến giai đoạn “đóng băng” thì đây sẽ là một tình huống vô cùng kho khăn cho cả người mua lẫn Novaland.