Lần đầu tiên bạn nhận được thu nhập từ công việc đầu tiên, cảm giác rằng mọi thứ sẽ ổn thỏa. Nhưng sau đó, khi thu nhập tăng, chi tiêu của bạn cũng tăng theo, dẫn đến tình trạng tài chính không ổn định, khiến bạn tự hỏi tiền của mình đã đi đâu?

Thu nhập tăng nhưng làm hoài vẫn không có dư? - Làm gì để làm giàu bền vững?
Thu nhập tăng nhưng làm hoài vẫn không có dư? – Làm gì để làm giàu bền vững?

Bạn nhận ra rằng những lời khuyên về tài chính từ người lớn không còn phù hợp. Áp lực tài chính tăng lên khi bạn phải gánh thêm các khoản vay, thẻ tín dụng, và thế chấp. Dù đã cố gắng áp dụng những nguyên tắc tài chính từ internet, nhưng vẫn không thể thoát khỏi vòng xoáy kiếm tiền, tiêu tiền.

Trong hành trình tìm làm giàu bền vững, vấn đề không chỉ nằm ở tiền bạc mà chính ở cách chúng ta quản lý thói quen và cảm xúc của mình với tiền bạc. Để thực sự thay đổi, cần phải thay đổi từ tư duy về tài chính, xây dựng nền tảng vững chắc thông qua việc điều chỉnh thói quen chi tiêu và đầu tư. Những thay đổi này chính là yếu tố quan trọng giúp bạn làm giàu bền vững, tránh xa những áp lực và khổ đau do vấn đề tài chính gây ra.

Vậy trước khi đi đến những chuyện như đầu tư, tiết kiệm, hãy cùng tìm hiểu, thế nào là làm giàu bền vững?

Làm giàu bền vững là gì?

Làm giàu bền vững từ góc độ tài chính cá nhân là quá trình xây dựng tài sản một cách ổn định và lâu dài, tránh những rủi ro cao và tập trung vào các chiến lược đầu tư an toàn. Thay vì tìm kiếm những cơ hội làm giàu nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, làm giàu bền vững khuyến khích việc tích lũy tài sản thông qua các kênh đầu tư an toàn, dựa trên nền tảng chi tiêu, tiết kiệm.

Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật trong quản lý tài chính cá nhân, đảm bảo rằng bạn không chỉ tăng trưởng tài sản mà còn duy trì được sự ổn định tài chính trong suốt cuộc đời. Đồng thời, việc lập kế hoạch tài chính kỹ lưỡng, tiết kiệm và chi tiêu có kiểm soát cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình làm giàu bền vững.

Bằng cách này, bạn có thể đạt được sự giàu có một cách an toàn, đảm bảo tương lai tài chính vững chắc mà không phải đối mặt với những biến động lớn từ thị trường hay các rủi ro tài chính không lường trước.

Đối với một số người, tiền bạc đồng nghĩa với sự an toàn; đối với người khác, đó là trách nhiệm với gia đình. Cũng có người xem tiền bạc là nỗi lo, phân vân giữa việc tiêu dùng hiện tại hay tiết kiệm cho tương lai. Khó khăn càng lớn hơn khi đối mặt với các khoản nợ hoặc biến cố tài chính từ khi còn trẻ. Để làm giàu bền vững, cần hiểu rõ vai trò của tiền bạc trong cuộc sống và học cách quản lý tài chính một cách thông minh, tránh những sai lầm không thể khắc phục.

Trụ cột đầu tiên để làm giàu bền vững: Cảm xúc với tiền bạc – Money EQ

Money EQ – Cảm xúc với tiền bạc là gì?

Money EQ: là việc liên quan đến cách chúng ta cảm nhận và phản ứng với tiền bạc, ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng quản lý tài chính và làm giàu bền vững.

Hiểu rõ Money EQ giúp bạn xác định được những cảm xúc tiềm ẩn khi đối mặt với tiền, từ đó cải thiện tư duy tài chính. Việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực và phát triển một thái độ lành mạnh với tiền bạc là bước đầu quan trọng trong hành trình làm giàu bền vững, giúp bạn xây dựng tài sản một cách ổn định và lâu dài.

Bước đầu tiên để làm giàu bền vững là nhận diện và hiểu rõ cảm xúc của bản thân đối với tiền bạc. Khi bạn xem xét cảm xúc của mình về tiền, bạn sẽ thấy chúng thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Có thể trong một tình huống, bạn cảm thấy tiêu cực, nhưng ở một tình huống khác, bạn lại có cảm xúc tích cực hơn.

Trụ cột thứ nhất để làm giàu bền vững - Money EQ
Trụ cột thứ nhất để làm giàu bền vững – Money EQ

Hãy cùng đánh giá những cảm xúc này để hiểu rõ hơn về niềm tin và tư duy của bạn liên quan đến tiền bạc. Khi làm điều này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về ý nghĩa của tiền đối với cuộc sống của mình, từ đó xây dựng một kế hoạch tài chính vững chắc và phù hợp.

4 trụ cột tiếp theo để làm giàu bền vững: Kiếm tiền – Tiêu tiền – Giữ tiền – Vay tiền

Kiếm tiền – tiêu tiền – giữ tiền – vay tiền là những trụ cột kế tiếp trong 7 trụ cột gây dựng tài sản.

 

Kiềm tiền: Kiếm tiền là một phần không thể thiếu trong hành trình tài chính. Đầu tiên, để làm giàu bền vững, hãy tập trung vào việc gia tăng thu nhập từ công việc chính, công việc chuyên môn đem lại nguồn thu nhập cho bản thân. Việc này bao gồm cả tập trung học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ để thăng tiến trong công việc.

Tiêu tiền: Tiêu tiền là một phần quan trọng trong cuộc sống, nhưng để làm giàu bền vững, cách bạn tiêu tiền cần phải được quản lý một cách thông minh. Hãy tập trung vào những khoản chi tiêu cần thiết và đầu tư vào các lĩnh vực mang lại giá trị lâu dài. Đặt mục tiêu chi tiêu rõ ràng và theo dõi ngân sách cá nhân giúp bạn kiểm soát tài chính hiệu quả, từ đó xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và hướng tới sự giàu có bền vững trong tương lai.

Giữ tiền: Giữ tiền, tiết kiệm tiền là một bước quan trọng trong hành trình làm giàu bền vững. Việc giữ tiền khôn ngoan không chỉ giúp bạn đối phó với rủi ro tài chính mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự giàu có lâu dài. Quan trọng nhất, theo chúng tôi, GIỮ ĐƯỢC TIỀN là điều kiện tiên quyết để bạn đầu tư, gia tăng tài sản.

Vay tiền: Vay tiền là một công cụ tài chính hữu ích, nhưng để làm giàu bền vững, bạn cần sử dụng nó một cách cẩn trọng. Trước khi vay, hãy đánh giá kỹ khả năng trả nợ và chỉ vay khi thực sự cần thiết. Sử dụng khoản vay để đầu tư vào các cơ hội có tiềm năng sinh lời thay vì chi tiêu ngắn hạn giúp bạn đảm bảo tài chính ổn định và tránh rơi vào bẫy nợ.

4 trụ cột tiếp theo trên hành trình làm giàu bền vững
4 trụ cột tài chính tiếp theo trên hành trình làm giàu bền vững

4 trụ cột quan trọng này sẽ giống như cột nhà tài chính của. “Căn nhà tài chính” của bạn sẽ trở nên cực kỳ vững chắc với nền tảng “Cảm xúc tiền bạc – Money EQ”, cùng với đó là 4 trụ cột “Kiếm tiền – Tiêu tiền – Giữ tiền – Vay tiền”, giúp bạn vượt qua những khó khăn, sóng gió trong cuộc sống.

Bốn trụ cột quan trọng này là nền tảng cho ngôi nhà tài chính của bạn, giúp bạn vững vàng trước mọi thử thách. Trong khóa học tài chính cá nhân Intelligent Money, có một phần riêng biệt để giải thích tại sao cần đồng thời thực hiện cả 4 nhiệm vụ trên.

Chúng ta sẽ bàn luận về việc tiết kiệm tiền từ những thách thức phổ biến mà ta thường đối diện khi tiết kiệm, cho đến những giải pháp thực tế dễ áp dụng chúng ta sẽ thảo luận về thu nhậpchi tiêu cũng như các phương thức tiếp cận khác nhau để tăng thu nhập. Việc nắm được kiến thức về vay tiền cũng giúp bạn tận dụng tốt được lợi thế, ưu tiên của mình để đạt các mục tiêu xa hơn như mua nhà, mua xe,…

Cuối cùng chúng ta sẽ cùng nhau đánh giá lại những ưu tiên trong cuộc sống của mình chỉ tiết kiệm tiền tăng thu nhập trong dài hạn là chưa đủ bạn cần cần phải đầu tư tiền nếu bạn không đầu tư chắc chắn tiền của bạn sẽ mất giá trị.

Theo thời gian do lạm phát đã đến lúc chúng ta đến 2 trụ cột cuối trong 7 trụ cột gây dựng tài sản đầu tư và tích lũy tài sản ở 2 trụ cột cuối này.

2 trụ cột cuối cùng: Đầu tư, bảo vệ tiền – Kinh doanh

2 trụ cột cuối cùng trên hành trình làm giàu bền vững
2 trụ cột cuối cùng trên hành trình làm giàu bền vững

Đầu tư và bảo vệ tiền: Bảo vệ tiền và đầu tư là hai yếu tố cốt lõi để làm giàu bền vững.

Ở trên đề cập đến giữ tiền là yếu tố xuất phát từ bản thân của chúng ta thì bảo vệ tiền là để bảo vệ từ những yếu tố bên ngoài như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… Nó được xếp chung với việc đầu tư vì 2 vấn đề này có vẻ khác nhau, nhưng chúng liên quan mật thiết đến nhau, đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững cho tài sản của bạn.

Bằng cách đầu tư thông minh vào các kênh tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc chứng chỉ quỹ, bạn không chỉ tăng giá trị tài sản mà còn bảo vệ vốn khỏi lạm phát và rủi ro kinh tế. Việc đầu tư đúng cách giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc, tạo ra nguồn thu nhập thụ động và đảm bảo sự giàu có dài hạn.

Kinh doanh

Bằng cách xây dựng và phát triển doanh nghiệp, bạn có thể tạo ra nguồn thu nhập khác hoặc nó sẽ trở thành công việc chính của mình. Tuy nhiên, để làm giàu bền vững, cần phải có chiến lược kinh doanh thông minh, quản lý tài chính tốt, và khả năng thích ứng với thị trường. Kinh doanh là một trụ cột cần nhiều sự kết hợp, phức tạp đòi hỏi dành nhiều thời gian, tâm huyết.

Chính vì thế, việc kinh doanh sẽ là trụ cột cuối cùng, khi bạn đã thực hiện tốt những trụ cột trên và có mong muốn phát triển hơn nữa.

Trong quá trình chia sẻ về tài chính cá nhân và đầu tư, mình nhận thấy có hai tư duy hạn chế thường gây trở ngại: đợi đến khi thu nhập cao mới đầu tư và sợ rủi ro đầu tư

Nếu đây là lần đầu tiên bạn chuẩn bị xuống tiền đầu tư và bạn cảm thấy chứng khoán quỹ hay đầu tư kinh doanh quá phức tạp, quá nhiều con số và không biết mình có tiếp thu được không hay e ngại thua lỗ thì mình hoàn toàn hiểu. Nhưng việc đầu tư là điều dành cho bạn nếu có cách tiếp cận phù hợp, đơn giản, từng bước một bạn.

Không cần phải có 100 triệu hay 500 triệu để bắt đầu bạn có thể bắt đầu chỉ với 2 triệu hoặc 3 triệu một tháng. Thậm chí với các bạn sinh viên, hay mới tốt nghiệp ra trường, bạn đã có thể tìm hiểu những cách thức để đầu tư mỗi tháng chỉ với 100 nghìn đồng.

Cách bạn bắt đầu đầu tư cũng giống như khi bạn bắt đầu với hầu hết những thứ khác trong cuộc sống của mình như bạn tập xe đạp sau đó mới đến xe máy và rồi xe hơi và phải có vấp ngã thì chúng ta mới học được bài học quan trọng.

Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những nền tảng cơ bản của đầu tư, tư duy đầu tư cũng như lý do vì sao đầu tư là dành cho số đông chứ không chỉ dành cho dân tài chính. Đồng thời chúng ta sẽ khám phá một số nội dung đơn giản giúp cho bạn những người mới bắt đầu tiếp xúc với những khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán đầu tư quỹ và cả đầu tư bất động sản cơ bản.

Hãy bắt đầu với những nền tảng cơ bản về đầu tư để dần dần xây dựng sự tự tin và kiến thức cần thiết cho hành trình tài chính của bạn.

Gợi ý cho một hành trình làm giàu bền vững

Như đã nói ở trên, nếu bạn tìm hiểu trên mạng sẽ có rất nhiều những công thức, phương pháp để làm giàu, tuy nhiên để học hỏi, tìm hiểu một cách bài bản, hiểu được gốc rễ của vấn đề thì không nhiều bài viết, video, post, hình ảnh sẽ giúp bạn. Thông thường bạn sẽ thấy rất nhiều “How” nhưng ít thấy về “What”, hay “Why”, chẳng hạn như:

  • Điều gì trong quá khứ đã khiến mình xài tiền như bây giờ?
  • Tại sao tôi phải tập trung đi làm tăng thu nhập chính thay vì bắt tay vào đầu tư luôn?
  • Tại sao tôi phải chi tiêu hợp lý?
  • Tại sao tôi phải tiết kiệm tiền?
  • Tại sao tôi phải tiết kiệm được tiền rồi mới được đầu tư?

Tuy nhiên, trên đây lại là một trong số những điều mà chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận trong Khóa học Quản lý tài chính cá nhân – Intelligent MoneyChúng ta sẽ không vội nói đến những cách thức, mà sẽ đi theo trình tự vè 7 trụ cột tài chính đã đề cập ở trên. 

Đến với khóa học, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu được những vấn đề gốc rễ của mình để từ đó, bạn sẽ tự đưa ra những chiến lược để quản lý tiền bạc cho riêng mình để làm giàu bền vững.

Nếu thấy khóa học phù hợp với bản thân, mục đích cũng như những vấn đề mà mình đang gặp phải, bạn có thể tham khảo và đăng ký tư vấn. Sau khi đăng ký, bạn sẽ được tư vấn một cách rõ ràng, cụ thể những thông tin trong khóa học để qua đó có thể đưa ra quyết định.