Vinhomes công bố mua lại 370.000.000 cổ phiếu của chính mình tức là tương đương với 8,5% cổ phần và cần một số tiền khoảng 13.000 tỷ để có thể mua hết được  số cổ phiếu đó. Ngay lập tức trong ngày 07/08 thì cổ phiếu của Vinhomes đã tăng giá kịch trần và cứu thị trường.

Mua lại cổ phiếu của chính mình hay còn gọi  mua cổ phiếu quỹ  khi thấy giá cổ phiếu đã quá rẻ  một cách làm rất  phổ biến để mua lại cổ phiếu của chính mình.

Trong giai đoạn Covid những năm 2020 – 2021 Berkshire Hathaway đã mua khoảng 25 tỷ đô giá trị cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên 25 tỷ đô này chỉ chiếm đâu đó khoảng ở dưới 20% tổng số tiền mặt cũng như  những  khoản đầu tư ngắn hạn của quỹ Berkshire Hathaway.

Trong khi đó 13.000 tỷ của Vinhomes đã chiếm gần 50% tổng số tiền mặt và đầu tư ngắn hạn của công ty này. Cứ cho là đầu tư ngắn hạn có thể thanh nhanh chóng chuyển sang tiền mặt thì đây cũng  một  tỷ lệ rất  cao.

Vậy thì hoặc  Vinhomes đã nhận định  mình đã giá đã siêu rẻ rồi hoặc  đây một  động thái táo bạo của Vinhomes.

Đây là một hành động táo bạo hay đây chứng tỏ rằng giá cổ phiếu Vinhomes đã quá rẻ?

Trước tiên chúng ta còn phải hiểu rõ với nhau mua lại cổ phiếu của chính mình hay mua cổ phiếu quỹ có nghĩa là gì? Bản chất của việc này có nghĩa là gì? Mua cổ phiếu quỹ hay mua lại cổ phiếu của chính mình tức là dùng tiền của công ty để mua lại cổ phiếu của chính công ty mình.

Về mặt kết quả kinh doanh tức là doanh thu và lợi nhuận thì một cách trực tiếp hành động này không ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng về mà “Bảng cân đối kế toán” tức “Báo cáo tài sản và nguồn vốn” thì công ty phải dùng “Tiền mặt” để mua nguồn cổ phiếu quỹ đó.

Mua cổ phiếu quỹ ảnh hưởng gì đến báo cáo tài chính
Mua cổ phiếu quỹ ảnh hưởng gì đến báo cáo tài chính?

Như vậy, về phía “Tài sản”, cụ thể “Tài sản ngắn hạn” và cụ thể hơn nữa là “Tiền mặt và các khoản tương đương tiền” thì công ty có một  lượng tiền giảm tương ứng với số tiền mà họ đã bỏ ra để mua cổ phiếu quỹ.

Ngược lại bên “Nguồn vốn” tức  bên “Vốn chủ sở hữu” cũng giảm một  khoản tiền tương ứng với số tiền mặt mà tài sản của công ty đã giảm đi. “Nguồn vốn” giảm này được ghi nhận ở trong “Nguồn vốn chủ sở hữu” và cụ thể trong “Nguồn vốnn chủ sở hữu” sẽ có một  danh mục  “Cổ phiếu quỹ”.

Đối với những doanh nghiệp mà đã mua cổ phiếu quỹ thì chúng ta sẽ thấy khoản “Cổ phiếu quỹ” âm. Nó thể hiện rằng “Nguồn vốn chủ sở hữu” của doanh nghiệp đó ở trên sổ sách đã giảm đi tương ứng với số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua cổ phiếu quỹ.

Chúng ta lấy ví dụ của một công ty khác là Thế Giới Di Động (MWG) trong giai đoạn 2023 – 2024 gần đây thì giá trị cổ phiếu quỹ doanh nghiệp này ghi nhận phần “Vốn chủ sở hữu” âm 10 tỷ. Tức  trong giai đoạn 12/2023 công ty này đã có tổng số cổ phiếu quỹ  khoảng 10 tỷ và sang đến quý 2 – 2024 thì lượng cổ phiếu quỹ này chỉ còn có 3 tỷ.

Tức công ty cũng đã bán dần ra lượng cổ phiếu quỹ mà họ đã tích lũy 2, 3 năm trước.

Vậy thì hệ quả của việc mua cổ phiếu quỹ là gì?

Hệ quả rõ ràng nhất khi công ty bỏ tiền ra mua cổ phiếu của chính mình chắc chắn là lượng tiền mặt sẽ giảm. Như vậy chúng ta cũng có thể phỏng đoán rằng  có khi việc bỏ tiền ra đầu tư mở rộng kinh doanh lúc này không có lời bằng việc mua cổ phiếu của chính mình. Vậy có lẽ công ty đang nhận định  cổ phiếu của chính mình đang thật sự rất rẻ và đang làm một là món hời chăng.

Hệ quả thứ 2 của việc mua lại cổ phiếu của chính mình là vốn sổ sách đã giảm như chúng ta vừa phân tích ở trên. Hay nói một cách khác số lượng cổ phiếu lưu hành được bán trên thị trường cũng giảm tương ứng.

Khi mà số lượng cổ phiếu giảm như vậy có nghĩa là nguồn cung của cổ phiếu giảm sẽ là một động lực thúc đẩy cho giá cổ phiếu đi lên.

Đấy là một cách suy luận rất đơn giản về cung cầu, nhưng nếu chúng ta nhìn cụ thể hơn vào con số cụ thể thì với mức lợi nhuận của doanh nghiệp không thay đổi Earning Per Share trên một cổ phiếu sẽ tăng lên. Khi mà số lượng cổ phiếu lưu hành ít đi Earning Per Share tăng lên sẽ dẫn đến P/E giảm đi và đó chính  động lực để kích thích cho giá cổ phiếu đi lên, trở lại trạng thái cân bằng.

Mua cổ phiếu quỹ ảnh hưởng gì đến các chỉ số tài chính?
Mua cổ phiếu quỹ ảnh hưởng gì đến các chỉ số tài chính?

Đó là lý do tại sao khi mà có thông tin công ty mua lại cổ phiếu của chính mình thì thị trường thường phản ánh một cách tích cực và giá cổ phiếu ngay lập tức tăng trước khi kịp có điều chỉnh về Earning Per Share.

Vậy tại sao các doanh nghiệp lại làm việc này? Rõ ràng khi có thông tin mua lại cổ phiếu của chính mình thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên, chúng ta có thể hiểu là công ty đang tin rằng  giá cổ phiếu của mình đang bị định giá, đang bị mua bán trị thương thị trường với mức giá quá rẻ.

Cụ thể trong trường hợp của Vinhomes P/B của công ty đang ở mức 0,78 lần.Điều đấy có nghĩa là gì?

Tại thời điểm trước khi giá cổ phiếu tăng lên, chúng ta là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, mua mức giá rẻ hơn 25% so với mức giá của các cổ đông trước đây so với những cổ đông lớn như anh Phạm Nhật Vượng hoặc những  tổ chức đầu tư hoặc  những  tổ chức tài chính đã tham gia từ trước đến nay. Với mức giá đang discount rẻ như vậy có lẽ là động lực để Vinhomes đưa ra quyết định mua cổ phiếu của chính mình.

Tuy nhiên, có thể có một  lý do khác khi xảy ra việc mua cổ phiếu quỹ hoặc mua lại cổ phiếu của chính mình, về mặt lý thuyết thì có thể có một số những áp lực từ các nhà đầu tư hiện tại.

Có thể  giữa công ty và nhà tư đầu tư đã có một  thỏa thuận nào đó  anh phải đạt được một số những cam kết ví dụ như cam kết về lợi nhuận, ví dụ như cam kết về tăng trưởng, ví dụ như cam kết về triển khai các dự án…. Nếu công ty không đạt được những  cam kết này thì bắt buộc cổ đông lớn hoặc công ty phải mua lại số lượng cổ phiếu, khoản đầu tư của chúng tôi. Đó cũng có thể  một trong những tình huống mà một  doanh nghiệp họ có thể họ xin tiến hành mua lại cổ phiếu của chính mình.

Như vậy chúng ta thấy  có 2  tình huống xảy ra, đó cũng chính là động lực và lý do tại sao công ty lại mua cổ phiếu quỹ của mình.

Điểm thứ ba chúng ta cùng thảo luận ở đây là việc công ty công bố mua thì liệu có chắc chắn mua hay không?

Chúng ta thấy rằng đây là công bố chúng tôi mong muốn của chúng tôi muốn mua, nhưng mua được bao nhiêu thì không có cam kết của doanh nghiệp. Đã có rất  nhiều các doanh nghiệp Việt Nam công bố mua nhưng không mua hoặc mua không hết. Kể cả những  doanh nghiệp uy tín thì có rất  nhiều lý do có thể  thị trường biến động không mua được mức giá phù hợp, có thể có những lý do khác.

Ví dụ ngay thậm chí cả Thế Giới Di Động từ Đại hội cổ đông 2023 họ đã được duyệt mua khoảng 100 tỷ cổ phiếu quỹ 100 tỷ, một giá trị rất nhỏ so với  lượng tiền mặt mà Thế Giới Di Động (MWG) đang nắm giữ. Nhưng mà kể cả với cả một  khoản tiền nhỏ như vậy nhưng mà tính đến thời điểm này Thế Giới Di Động (MWG) cũng chưa mua hết được. Khoản tiền đó mới chỉ mua được khoảng 1/10 so với  số tiền mà họ được phê duyệt để mua.

Thế Giới Di Động (MWG) đã từng thông báo mua cổ phiếu quỹ nhưng chưa mua đủ
Thế Giới Di Động (MWG) đã từng thông báo mua cổ phiếu quỹ nhưng chưa mua đủ

Như vậy để thấy rằng  việc phê duyệt hay việc công bố mua cổ phiếu quỹ chưa chắc đã dẫn đến hoàn thành việc thương vụ mua.

Quay trở lại trường hợp của Vinhomes thì chúng ta thử phân tích xem động lực của Vinhomes là gì?

Ở trước đây trong giai đoạn 2019 – 2020, Vinhomes cũng đã từng mua cổ phiếu quỹ với giá trị 5.500 tỷ và chúng ta có thể nhìn thấy trong chi tiết về “Vốn chủ sở hữu” của Vinhomes giai đoạn này và sau đó một năm thì công ty đã bán đi và thu lời.

Vinhomes đã từng mua cổ phiếu quỹ vào năm 2019
Vinhomes đã từng mua cổ phiếu quỹ vào năm 2019

Tuy nhiên, chúng ta thấy  5.500 tỷ giá trị cổ phiếu quỹ so với  giá trị “Tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn” đó khoảng 33.000 tỷ thì đây cũng là một  khoản tiền cũng lớn. Nhưng nó cũng chỉ chiếm đâu đó dưới 20% so với quỹ “Tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn” của doanh nghiệp này.

Ngược lại, trong đây đoạn này, Vinhomes công bố mua một lượng tiền mặt lớn gần gấp 3 lần so với  giai đoạn 2019, tỷ lệ mua so với tài sản “Tiền mặt hiện hữu” rất lớn. Chưa kể  bối cảnh ở hoàn cảnh của Vingroup lúc này rất  khác so với giai đoạn 2019.

Lúc này Vingroup đang cần phải dồn rất  nhiều nguồn lực để đầu tư cho VinFast, với  một công ty vẫn còn đang lỗ và cần một lượng tiền rất lớn. Cùng một lúc vừa phải bơm tiền cho VinFast, vừa phải tiến hành mua một  lượng cổ phiếu lớn như vậy phải chăng  Vinhomes đang thật sự quá rẻ hay đang có một  lý do nào khác?

Và chúng ta chưa rõ chúng ta thật sự chưa biết lý do động cơ đằng sau là gì, nhưng với những phân tích này có lẽ chúng ta có thể có một nhận định: kể cả trong trường hợp Vinhomes muốn mua toàn bộ  lượng cổ phiếu đó để cứu giá cổ phiếu của mình thì đây cũng là một việc làm hết sức khó khăn trong giai đoạn này.

 

Vậy chúng ta phân tích sự việc VHM mua cổ phiếu quỹ để làm gì? Bài học rút ra ở đây là gì?

Có rất nhiều những người tham gia thị trường trong giai đoạn này cũng đã nói  “Ồ đây là một  tin tức lùa gà” cũng có rất nhiều những phản ứng tích cực. Nó khiến cho giá Vinhomes tăng lên một cách mạnh mẽ trong phiên 07/008. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi thì chúng ta đừng vội đưa ra nhận định tốt hay  đánh giá lùa gà mà chúng ta hãy tự kiểm chứng và đánh giá.

Trong tài chính, trong đầu tư thì việc đánh giá dễ dàng nhất là nhìn vào các con số trong báo cáo tài chính. Đó cũng là cách chúng tôi dẫn dắt học viên của mình trong khóa học Đầu tư chứng khoán thông minh – The Intelligent Investor để tìm ra được cho mình một công ty tốt và mua cổ phiếu của công ty với mức giá rẻ hoặc  hợp lý.

Chúng ta không mua theo trào lưu, không bán theo lời đồn mà hãy tự mình kiểm chứng những tin tức có thông qua những kiến thức, khả năng phân tích cũng như  khả năng đọc con số của mình.

Rất mong gặp những bạn có cùng chí hướng cùng suy nghĩ và cách tiếp cận đầu tư trong khóa học Đầu tư chứng khoán thông minh – The Intelligent Investor của chúng tôi.