Khi giá vàng vượt mốc 90 triệu đồng mỗi lượng, nhà nước đã phải thực hiện các biện pháp kiểm soát giá vàng bằng cách giao cho các ngân hàng lớn nhiệm vụ bán vàng ra thị trường. Điều này dẫn đến việc người dân đổ xô đi mua vàng, thậm chí có hiện tượng thuê người xếp hàng mua vàng với mức lương cao.
Sự kiện này cho thấy nhu cầu vàng đang rất lớn và có sự tham gia mạnh mẽ của giới đầu cơ. Khi xuất hiện hiện tượng hai giá trong thị trường vàng—sự chênh lệch giữa giá bán tại các ngân hàng lớn và giá ở các kênh mua bán truyền thống—nhiều nhà đầu cơ đã tận dụng cơ hội này để kiếm lời từ chênh lệch giá.
Những diễn biến này đặt ra câu hỏi liệu nhà đầu tư cá nhân có nên mua vàng khi giá vượt đỉnh hay không. Sự biến động mạnh mẽ trong giá vàng cho thấy việc kiểm soát giá vàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để ổn định thị trường. Việc lựa chọn có nên đầu tư vào vàng hay không phụ thuộc vào việc hiểu rõ những yếu tố này và đánh giá cẩn thận rủi ro.
Tại sao nhà nước cần phải can thiệp, ổn định, kiểm soát giá vàng?
Nhà nước Việt Nam đã triển khai các biện pháp kiểm soát giá vàng để duy trì sự ổn định trong thị trường.
- Một mặt, việc hạn chế nhập khẩu vàng dẫn đến sự chênh lệch cung cầu, làm giá vàng trong nước cao hơn thế giới.
- Mặt khác, để ổn định giá, nhà nước cần đảm bảo nguồn cung đủ lớn cho thị trường.
Kiểm soát giá vàng để tránh bị “vàng hóa” nền kinh tế
Thực tế, hiện tượng này đã từng xảy ra trong quá khứ, khi ông bà và cha mẹ chúng ta thường mua đất bằng cách thanh toán bằng vàng thay vì tiền Việt hoặc tiền đô la Mỹ. Điều này diễn ra vào thời điểm khi giá trị đồng tiền giảm mạnh, trong khi đất đai trở nên quý giá và khan hiếm. Vì vậy, vàng đã trở thành phương tiện thanh toán chính trong các giao dịch bất động sản, phản ánh một giai đoạn kinh tế đặc biệt.
Khi đồng tiền trong nước mất giá trị và không còn sức mạnh, các chính sách tiền tệ của nhà nước sẽ trở nên vô hiệu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nước sẽ mất khả năng kiểm soát nền kinh tế, dẫn đến việc mất đi quyền kiểm soát toàn bộ sức mạnh kinh tế của quốc gia. Khi nền kinh tế bị vàng hóa, nó tương tự như việc nền kinh tế bị đô la hóa.
Ví dụ, tại Campuchia, nền kinh tế đã bị đô la hóa đến mức đồng tiền nội địa gần như bị mất giá trị. Tình trạng này khiến việc thanh toán bằng tiền đô la trở nên phổ biến, ngay cả khi mua các mặt hàng nhỏ như cà phê. Điều này làm suy yếu khả năng quản lý nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước Campuchia, bởi các công cụ chính sách tiền tệ của họ không còn hiệu quả.
Việc kiểm soát giá vàng để ngăn chặn hiện tượng vàng hóa hoặc đô la hóa nền kinh tế là một mục tiêu dài hạn và quan trọng mà chính phủ cần theo đuổi.
Đây là một trong những chiến lược cốt lõi để bảo vệ sự ổn định của đồng tiền quốc gia và duy trì quyền kiểm soát của nhà nước đối với các công cụ chính sách tiền tệ, từ đó đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và không bị phụ thuộc vào các loại tài sản thay thế như vàng hay ngoại tệ.
Kiểm soát giá vàng để hạn chế áp lực lên tỉ giá USDVND
Việc kiểm soát giá vàng không chỉ là mục tiêu dài hạn mà còn có tác động lớn trong ngắn hạn. Khi giá vàng biến động, nó có thể ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế khác. Nếu nhu cầu mua vàng tăng cao, sẽ tạo ra áp lực lớn hơn đối với nguồn cung.
Nhà nước, với chính sách độc quyền nhập khẩu vàng, có thể đối mặt với tình trạng nhập lậu vàng nếu cung không đáp ứng đủ nhu cầu, làm phức tạp thêm việc kiểm soát giá vàng và ổn định kinh tế.
Khi nhập vàng chính ngạch hay là nhập lậu vàng thì đều phải thanh toán vàng bằng USD. Khi thanh toán bằng USD thì cái nhu cầu về USD sẽ tăng theo áp lực tỉ giá tăng.
Giai đoạn bình thường thì không sao, nhưng đối với những giai đoạn biến động, chịu nhiều áp lực từ kinh tế, chính trị hoặc tỉ giá đã cao sẵn thì nhu cầu USD về thanh toán vàng sẽ làm tăng thêm áp lực
Do đó, để kiểm soát tỉ giá, nhà nước phải ổn định giá vàng, kết hợp với các công cụ lãi suất khác, nhằm duy trì sự ổn định kinh tế. Đây là lý do việc kiểm soát giá vàng trở nên quan trọng.
Có nên mua vàng hay đầu tư vào chứng khoán?
Sự khác biệt về vàng và chứng khoán là gì?
Theo quan điểm của Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị nổi tiếng, vàng không tạo ra giá trị như chứng khoán. Đối với ông, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ giá trị thực của tài sản trước khi quyết định đầu tư.Điều này cũng là một phần trong chiến lược kiểm soát giá vàng, giúp đảm bảo rằng quyết định đầu tư dựa trên cơ sở vững chắc và không bị cuốn theo các yếu tố cảm xúc hoặc thị trường ngắn hạn.
Warren Buffett từng chia sẻ rằng vàng hầu như không tạo ra giá trị nào cả. Ông ví dụ rằng nếu chúng ta gom toàn bộ số vàng trên thế giới và đúc thành một khối có chiều dài mỗi cạnh khoảng 20m, điều đó cũng không làm cho nó có giá trị thực sự. Ngồi trên đống vàng ấy, dù bạn có cảm thấy mình như vua của thế gian, thì thực chất vàng không tạo ra thêm giá trị hay lợi nhuận. Đây là lý do vì sao Buffett cho rằng vàng không phải là một tài sản đáng đầu tư nếu xét theo khía cạnh giá trị.
Chúng ta gọi là tài sản mà không tạo ra giá trị cho nên vàng khác với chứng khoán.
Ví dụ với chứng khoán, ngay cả khi bạn không làm gì, không cần chăm chút hay để ý, thì công ty đứng sau cổ phiếu đó vẫn đang hoạt động, vẫn sản xuất ra sản phẩm, cung cấp dịch vụ và tạo ra lợi nhuận. Công ty đó tiếp tục phát triển, và giá trị của nó tăng lên theo thời gian. Chính điều này tạo nên sự khác biệt, vì chứng khoán thực sự tạo ra giá trị từ hoạt động kinh doanh, trong khi vàng chỉ là một tài sản tĩnh không sinh lời.
Warren Buffett không đầu tư vào vàng vì ông cho rằng vàng không tạo ra giá trị thực sự. Tương tự, ông cũng tránh xa các tài sản không sinh lời khác như tiền điện tử (crypto).
Với ông, giá trị thực sự của một tài sản nằm ở khả năng tạo ra lợi nhuận hoặc tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh, điều mà vàng hay các loại tài sản tương tự không thể mang lại. Chính vì vậy, trong chiến lược đầu tư của mình, Buffett luôn ưu tiên những tài sản có khả năng sinh lời thực sự.
Liệu chúng ta có nên theo chân Warren Buffett hay không? Ông ấy là một tỷ phú, một trong những người giàu nhất thế giới, và không cần mua vàng để làm giàu. Nhưng chúng ta, những người chưa đạt đến sự giàu có như ông ấy, nếu áp dụng theo chiến lược của ông, liệu có thể trở nên giàu có, hay sẽ bỏ lỡ cơ hội khi không đầu tư vào vàng?
Đây là câu hỏi đáng suy ngẫm trong bối cảnh thị trường hiện tại và khi cân nhắc việc kiểm soát giá vàng.
Với việc không có sự hiện diện của những tên tuổi lớn như Berkshire Hathaway của Warren Buffett hay Charlie Munger, các quốc gia vẫn tiếp tục tích trữ vàng như một biện pháp dự phòng quan trọng. Thị trường vàng vẫn sôi động, đặc biệt là khi các tài sản như chứng khoán, vốn được kỳ vọng tạo ra giá trị, không đáp ứng được kỳ vọng đó, dẫn đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.
Vàng vẫn là một công cụ quan trọng mà các quốc gia lớn trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nếu chúng ta nhìn vào các quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất, đó đều là những cường quốc như Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Trung Quốc, Nga. Ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là một ví dụ điển hình với dự trữ vàng lớn và tỷ giá mạnh mẽ, ổn định.
Có nên mua vàng theo chiến lược của các chính phủ để bảo vệ tài sản hay theo đuổi chiến lược của Warren Buffett?
Trong bối cảnh Việt Nam là một đất nước đang phát triển, đồng VND vẫn còn yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và nội tại. Chính phủ các nước có thể chủ động tích trữ vàng để bảo vệ giá trị đồng tiền và nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào chính phủ mà cần có chiến lược tự bảo vệ tài sản của mình.
Tâm lý tích trữ vàng trong dân ở Việt Nam còn rất lớn và nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của rất là nhiều thế hệ. Tâm lý găm vàng để phòng thân để tránh những bất trắc, những biến động của chính trị nó luôn luôn là một cái việc làm mà thế hệ này truyền sang thế hệ khác vậy thì rõ ràng có vẻ như mọi người vẫn thích tích lũy vàng.
Tài sản khác như chứng khoán hay bất động sản, khách hàng hoặc là những nhu cầu đến từ tầng lớp dân cư rất đông. Người dân có thể chọn mua được những cổ phiếu, những bất động sản dựa trên những đánh giá, phân tích của mình.
Ngược lại vàng thì khách hàng lớn nhất của vàng lại là các chính phủ đặc biệt là chính phủ những cái nước giàu, những cường quốc là những nước trữ vàng lớn nhất trên thế giới.
Vậy thì giá vàng trên thế giới sẽ biến động và chịu rất nhiều tác động bởi nhu cầu vàng của các nước, chính phủ. Họ sẽ đưa ra những quyết định mua bán vàng dựa vào ở những cái biến động vĩ mô.
Chúng ta có nên mua vàng và xem như một kênh để đầu tư giống như đầu tư chứng khoán?
Khi đầu tư chứng khoán thì chúng ta phải tìm hiểu về doanh nghiệp đằng sau nó như thế nào thì chúng ta tìm ra được một cái công ty tốt, giá cổ phiếu như thế nào là phù hợp.
Tương tự như vậy, nếu chúng ta đầu tư vàng theo cách đó chúng ta cần phải hiểu cái những cái diễn biến vĩ mô, những phân tích, những hành động của các chính phủ và đó là một cái điều vô cùng khó khăn. Phân tích một doanh nghiệp đã khó rồi, phân tích vĩ mô của một đất nước hoặc của cả nhiều nước thì càng khó khăn hơn.
Nếu vẫn muốn mua vàng, tư duy sao cho đúng?
Tuy nhiên nếu mà chúng ta mua vàng dưới dạng phòng thân, tích trữ dài hạn, không ngắn hạn và chúng ta không đánh vàng, không chơi theo biến động của giá vàng thì những cái yếu tố vĩ mô đó thực ra nó cũng rất là đơn giản.
Vàng không tạo ra giá trị và nó chỉ có tác dụng phòng thân thôi, do đó khi mua vàng thì bản chất nó sẽ giống như là chúng ta mua bảo hiểm, chúng ta phải coi việc mua vàng như là mua bảo hiểm.
Khi mua bảo hiểm thì chúng ta mua khi mà chúng ta ít cần đến nó nhất, tức là khi sức khỏe tốt nhất, khi mà chúng ta đang làm ra nhiều tiền và khi chúng ta không bao giờ nghĩ là chúng ta cần đến bảo hiểm, xác suất phải dùng đến bảo hiểm là rất thấp.
Tương tự, nếu mà chúng ta mua vàng với một cái tâm thế như vậy thì vàng sẽ quay lại phục vụ chúng ta, chứ chúng ta không bị mất ăn mất ngủ bởi nó, chúng ta không phải dậy sớm xếp hàng đi mua vàng.
Chúng ta mua vàng khi chúng ta ít cần dùng đến nó nhất, chúng ta có nhiều khả năng mua nhất. Chúng ta ít cần dùng đến nó nhất tức là lúc mà nền kinh tế đang ổn định, mọi thứ đang diễn biến theo chiều hướng tích cực về những biến động vĩ mô, những biến động về chính trị gần như ít xảy ra.
Lúc mà chúng ta có khả năng nhất đó là lúc chúng ta sung sức nhất, chúng ta giàu có nhất, chúng ta có những khoản tiết kiệm, có tích lũy tài sản, có những cái nguồn đầu tư khác nhau thì việc bỏ ra một số tiền để mua vàng phòng thân trong những lúc biến động là một điều phù hợp.
Câu hỏi là “bây giờ có nên mua vàng hay không” thì theo tôi câu hỏi quan trọng nhất là
- Lúc này bạn có đang cần đến vàng hay không?
- Khả năng mua vàng của bạn đến đâu?
Nếu bạn đã có một nguồn tiết kiệm cho mình rồi, nếu bạn đã có những bất động sản cho mình rồi, nếu bạn đã có những cái kênh đầu tư khác cho mình rồi thì dành ra một chút trong tài sản của mình để phòng thân, để mua bảo hiểm là một cái điều rất nên làm. Trong trường hợp này thì câu trả lời của chúng tôi là “có nên mua vàng”.
Nếu chúng ta tin rằng mua vàng sẽ giúp cho chúng ta giàu có thì đó là một cái điều nên tránh trong giai đoạn này. Bởi vì việc dự đoán giá vàng tăng hay giảm trong lúc này rất khó. Khi mà những biến động của vi mô rất khó lường trước được. Thậm chí là những biến động chính trị, cũng như là biến động về nền kinh tế cũng rất khó đoán thì việc đưa quyết định mua vàng lúc này giống như một hành động đỏ đen.
Còn nếu chúng ta vẫn coi vàng là một cái kênh bảo hiểm thì việc mua vàng lúc này hay là mua vàng năm sau, hay sẽ có những biến động về giá nó thật sự không quá quan trọng đối với chúng ta, có nên mua vàng hay không mua cũng được, nhưng hãy mua khi tài sản, dòng tiền và những hoạt động tài chính cá nhân khác đang ổn định.
Giải pháp tích lũy tài sản cho người không mua vàng
Nếu bạn cảm thấy thị trường vàng thật khó để mua khi phải dõi những biến động chính trị, kinh tế vĩ mô, nhưng vẫn muốn tìm 1 kênh sinh lời tích lũy tài, gia tăng lợi nhuận hơn so với việc gửi tiết kiệm thì có thể tham khảo thêm về kênh đầu tư cổ phiếu hoặc đầu tư chứng chỉ quỹ.
Đây là 2 kênh đầu tư an toàn và linh hoạt hơn mua vàng rất nhiều nếu có sự đầu tư nghiêm túc về thời gian để phân tích, tìm hiểu xem đâu là công ty tốt, quỹ nào là quỹ hoạt động hiệu quả và mua được cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ ở mức giá hợp lý.
Intelligent Money xin giới thiệu với các bạn 3 khóa học để các bạn có thể tham khảo nhằm đầu tư vào 2 kênh đầu tư trên, tùy thuộc vào sự khác biệt về nhu cầu của mỗi người:
- Nếu bạn là người ngại số, không thích phân tích báo cáo tài chính, muốn tập trung thời gian cho sự nghiệp, gia đình và bản thân hoặc có số vốn đầu tư ban đầu thấp có thể tham khảo Khóa học Chọn mua chứng chỉ quỹ – Easy Fund.
- Nếu bạn là người ham học hỏi, thích việc phân tích, tìm hiểu doanh nghiệp, không ngại đọc báo cáo tài chính và muốn khả năng sinh lời từ cổ phiếu cao, có thể tham khảo Khóa học Đầu tư chứng khoán thông minh – The Intelligent Investor.
- Còn nếu bạn là người muốn có dòng tiền đều đặn hàng năm từ cổ phiếu, an toàn, thanh khoản cao, linh hoạt mà vẫn không cần kiến thức quá chuyên sâu thì có thể tham khảo Khóa học Đầu tư cổ phiếu hưởng cổ tức – Easy Dividend.
Khi đăng ký, bạn sẽ được tư vấn viên tư vấn một cách rõ ràng và cụ thể, đảm bảo nắm được tất cả thông tin nào về khóa học và sự khác biệt của các khóa học với nhau để đảm bảo mình sẽ đưa ra được quyết định chính xác.