Trong suốt quá trình từ đi học đến đi làm, mình đã trải qua nhiều sự kiện, mà thông qua đó, mình đã có được những bài học rất sâu sắc về tài chính. Những bài học này có thể là những trải nghiệm tích cực mà cũng có thể là những trải nghiệm tiêu cực.

Nhưng điều đó không quan trọng, quan trọng là sau mỗi trải nghiệm đó, mình đều rút ra được cho bản thân những bài học đắt giá mà mình nghĩ là sẽ giúp ích được cho các bạn trẻ ngày nay. Mình đã tóm lại thành 5 bài học mà mình cho là quan trọng nhất, mong rằng thông qua những bài học của mình sẽ giúp các bạn tự rút ra cho mình những kiến thức bổ ích.

Bài học thứ nhất: Vòng tròn kiểm soát, vòng tròn quan tâm

Trong quyển sách 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” tác giả Stephen R. Covey có đề cập đến khái niệm này.

Vòng tròn nhỏ nhất là vòng tròn kiểm soát bao gồm những thứ chúng ta có thể kiểm soát được như: hôm nay nên mua sắm gì, đi tập hay ngủ nướng, đọc sách gì, tiết kiệm tiền khi nào và đầu tư tiền vào đâu. Những thứ trong vòng tròn này không những nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta mà còn tác động đến cách chúng ta cảm nhận về cuộc sống và đến thế giới xung quanh ta.

Vòng tròn lớn nhất vòng tròn quan tâm bao gồm những gì bạn để tâm tới trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta hoặc không, nhưng là những thứ mà chúng ta không kiểm soát được.

Mình thấy trong cuộc sống hàng ngày có nhiều sự kiện sự việc diễn ra mà chúng ta không thể nào tác động tới, tuy nhiên chúng ta dễ bị phân tâm, để sức tập trung của mình bị chia nhỏ theo các sự kiện đó.

Thời còn trẻ mình rất hay tập trung chú ý đến những thứ mình không kiểm soát được, như khi xuống tiền mua cổ phiếu mình cứ mong cổ phiếu tăng ngay hoặc luôn cảm thấy bất an khi thị trường đi xuống và cổ phiếu lao dốc.

Cảm giác bất an tương tự khi mình đầu tư vào doanh nghiệp và tháng đó, quý đó doanh thu sụt giảm. Giai đoạn đó mình thực sự tập trung quá nhiều vào vấn đề thay vì phương hướng giải quyết. Càng nghĩ nhiều về vấn đề nó càng khiến mình cảm thấy bế tắc chán nản và căng thẳng.

Thật khó để các bạn bớt quan tâm đến thứ nằm ngoài khả năng ảnh hưởng, nhưng đó chính xác là việc chúng ta cần làm. Đây cũng là một trong những yếu tố chính giúp chúng ta tập trung vào thứ chúng ta có thể làm để rồi chúng ta dần kiểm soát được tình hình và thông qua đó giải quyết chúng và bình an hơn.

Để minh họa rõ hơn về vòng tròn quan tâm và vòng tròn kiểm soát mình xin được lấy một vài ví dụ theo sau.

Bên trái là những vấn đề mà chúng ta quan tâm nhưng không có quyền hay khả năng kiểm soát.

Bên phải là những thứ mà chúng ta có thể kiểm soát được hay ảnh hưởng được.

Ví dụ câu hỏi “Giá cổ phiếu ngày mai tăng hay giảm?” thì thay vào đó chúng ta có thể tập trung vào một số những cái thứ mà chúng ta có thể kiểm soát được như nên đặt câu hỏi là:

  • Tôi nên mua cổ phiếu nào?
  • Doanh nghiệp tôi mua có phải là công ty tốt không?
  • Tôi nên tìm hiểu kỹ doanh nghiệp đang kinh doanh thế nào?
  • Doanh thu lợi nhuận cấu trúc vốn trong vòng năm năm gần nhất như thế nào?
  • Bài học tôi rút ra được khi đầu tư thất bại/thành công vào cổ phiếu này là gì?
Vòng tròn quan tâm, vòng tròn ảnh hưởng - Bài học tài chính cần biết trước tuổi 25
Vòng tròn quan tâm, vòng tròn ảnh hưởng – Bài học tài chính cần biết trước tuổi 25

Câu hỏi giá bất động sản dạo này tăng quá tôi không biết bao giờ mới mua được nhà thì thay vào đó chúng ta nên hỏi mình những câu hỏi theo sau

  • Tôi đã tích lũy được bao nhiêu rồi với mức thu chi hiện tại sau bao lâu tôi mua được nhà?
  • Với tình hình tài chính hiện tại tôi có thể làm gì để tăng thu nhập?
  • Với tình hình tài chính hiện tại tôi có thể mua nhà ở khu vực nào?

Đối với những bạn đang làm chủ doanh nghiệp thì thay vì hỏi doanh thu giảm tôi lo lắng quá thì thay vào đó mình có thể đặt những cái câu hỏi theo sau:

  • Doanh thu doanh nghiệp của tôi giảm chủ yếu từ nguồn nào? Giảm bao nhiêu phần trăm?
  • Doanh thu giảm do đâu? Quy trình tư vấn có vấn đề do nhu cầu sụt giảm do truyền thông hay do thiếu nhân sự?
  • Tôi và đội ngũ cần phải làm gì để cải thiện tình hình?

Hay là một vấn đề cũng rất nhạy cảm, tôi thừa cân tôi nhìn bạn KOL kia thon gọn, khỏe khoắn và cảm thấy ghen tị quá, thay vào đó chúng ta có thể đặt một số câu hỏi tập trung vào vòng ảnh hưởng của mình như là

  • Tôi nên bắt đầu tập luyện như thế nào?
  • Tôi nên điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày của tôi ra sao?

Để kết lại ý này mình xin gợi ý 2 câu hỏi để bạn rút ra được bài học về 2 vòng tròn này:

  • Vấn đề của tôi là gì, tôi đang dành nhiều thời gian quan tâm tâm sức vào vòng tròn nào?
  • Với vấn đề đó, tôi có thể làm gì để mở rộng vòng tròn kiểm soát của bản thân và tạo ra ảnh hưởng tốt hơn?

Bài học thứ 2: Những bài học lớn nhất thường đến với ta khi chúng ta vấp ngã

Xin chia sẻ một chút về câu chuyện cá nhân mình cách đây nhiều năm khi nghe nói đến ước muốn làm giàu của mình đứa bạn. Khi đó nó đang là môi giới một công ty chứng khoán to nhất nhì Sài Gòn bảo “mày đầu tư cổ phiếu đi”.

Thế là mình bỏ hết số tiền mình từ khi mới đi làm vào cổ phiếu. Bỏ tiền vào rồi thì phải tìm hiểu, mình đọc hết sách này đến sách nọ, từ sách cơ bản đến sách kỹ thuật, từ đông sang Tây. Đọc sách chán mình lại lê la khắp các diễn đàn, cứ hễ người ta nhắc đến cổ phiếu và có các luận điểm sắc sảo mình lại vớ lấy đọc ngấu đọc nghiến.

Người ta bảo đầu tư cổ phiếu thì phải có kiến thức về tài chính, phải có quan hệ, phải biết đọc báo cáo tài chính, phải cảnh giác với các thủ thuật lừa đảo, phải thế này phải thế kia làm mình chóng hết cả mặt.

Bên cạnh việc xây xẩm mặt mày, mình lúc đó che giấu đi nỗi thất vọng lớn lao vì mình biết mình không có được bất cứ điều nào kể trên. Thế rồi cứ mặc sự đời mình kệ hết, mình bắt đầu bỏ tiền vào đầu tư. Ăn may. thế nào cổ phiếu tăng, cửa hàng mình mở thì doanh thu ổn áp. Mình chắc mẩm phen này đầu tư trúng lớn rồi.

Những bài học lớn nhất thường đến với ta khi chúng ta vấp ngã - Bài học tài chính cần biết trước tuổi 25
Những bài học lớn nhất thường đến với ta khi chúng ta vấp ngã – Bài học tài chính cần biết trước tuổi 25

Khi đó mình cũng như bao bạn trẻ khác, ăn may kiếm được tiền nên cứ tưởng bở, cứ tưởng mình thế là hay là giỏi. Mình bắt đầu ngừng học hỏi để rồi sau đó ít lâu giá cổ phiếu lao dốc, cửa đầu tiên thì đóng cửa trả mặt bằng. Sau đó mình mới vác cặp đi học học lại từ những thứ cơ bản nhất như:

  • Đọc hiểu báo cáo tài chính, đầu tư kinh doanh thì cần bắt đầu ra sao?
  • Xây dựng đội ngũ thế nào? Truyền thông ra sao? Kiểm soát chi phí thế nào?

Đến thời điểm đó mình mới ngộ ra là hầu hết những bài học lớn nhất đến với chúng ta khi chúng ta vấp ngã. Lần đầu tiên khi chúng ta tập lái xe đạp, lái xe máy thì luôn bị té và vấp ngã. Nhưng sau đó, chúng ta luôn rút ra cho mình bài học và chạy xe dần ổn định hơn ở lần thứ 2, lần thứ 3,…

Tương tự như thế, bạn có thể đọc rất nhiều sách về quản lý tài chính cá nhân hay sách về đầu tư cổ phiếu, nhưng bạn chỉ học được bài học quan trọng nhất khi bắt đầu xuống tiền đầu tư và đối diện với thách thức khi thị trường suy giảm. Để rồi từ đó chúng ta mới vỡ ra nhiều bài học quan trọng về mình, về cách mình phân bổ vốn, về cách mình đầu tư.

 

Bài học thứ 3: Kiếm tiền và giữ tiền là việc quan trọng nhất giai đoạn này

Có nhiều cách để kiếm tiền nhưng có lẽ chỉ có số ít cách hiệu quả để giữ tiền.

Giữ mức chi tiêu thấp hơn so với thu nhập và biết kiếm tiền đủ yêu cầu bạn cần có năng lực chuyên môn, đôi khi cần phải chấp nhận rủi ro khi đầu tư nhưng kỹ năng giữ tiền lại yêu cầu ngược lại. Nếu yêu cầu sự khiêm nhường, giữ mức chi tiêu vừa phải và chấp nhận sự thật là mọi thứ bạn kiếm được có thể bị tước đi trong chớp mắt.

Một điều mà mình học được từ thị trường chứng khoán và bất động sản là thị trường không chỉ đi lên hoặc đi xuống khi thị trường đi lên giai đoạn 2016 – 2018 và giai đoạn 2021 đến nửa đầu 2022 bạn hoàn toàn có thể từng nghĩ thế này

  • “Khi thị trường đang nóng gửi ngân hàng thế này bao giờ mới khá nổi?”
  • “Tôi không thể chịu đựng việc đứng ngoài thị trường như thế này nữa”

Thế nên bạn rút hết tiền tiết kiệm dồn tiền tất tay vào thị trường chứng khoán thế rồi thị trường bắt đầu đi xuống khi bạn dần mất kiên nhẫn, tiếc của. Bạn bấm bụng cắt lỗ thì thị trường bắt đầu hồi phục trở lại.

Kiếm tiền và giữ tiền là hai việc quan trọng nhất trong giai đoạn này - Bài học tài chính cần biết trước tuổi 25
Kiếm tiền và giữ tiền là hai việc quan trọng nhất trong giai đoạn này – Bài học tài chính cần biết trước tuổi 25

Tóm lại kiếm tiền và giữ tiền đều là những kỹ năng quan trọng nhưng mỗi hoạt động đòi hỏi các năng lực và chiến lược khác nhau. Để thành công, có kỹ năng kiếm tiền nhưng thiếu hụt kỹ năng giữ tiền hoặc ngược lại thì kết quả có thể không đủ tốt. Trang bị đủ cả 2 kỹ năng bạn mới có thể đạt được sự ổn định về mặt tài chính và nhờ đó an tâm hơn.

Bài học thứ 4: Có nhận thức giữ tiền, tập trung kiếm tiền từ sớm

Một bài học quan trọng trong tài chính cá nhân là nhận thức về việc kiếm tiền và giữ tiền từ sớm. Khi bạn bắt đầu sự nghiệp, việc tập trung vào kiếm tiền và tích lũy là yếu tố quyết định. Kiếm tiền giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính, nhưng việc giữ tiền lại là chìa khóa để bảo toàn những gì bạn đã làm ra.

Nhiều người thành công sớm trong sự nghiệp không chỉ nhờ khả năng kiếm tiền giỏi, mà còn nhờ họ biết cách giữ tiền, tránh tiêu xài hoang phí và quản lý chi tiêu hợp lý. Những người có khả năng giữ tiền tốt thường tích lũy được tài sản đáng kể theo thời gian, giúp họ không chỉ đảm bảo cuộc sống ổn định mà còn có nguồn lực để phát triển sự nghiệp và các mục tiêu dài hạn khác.

Việc giữ tiền đòi hỏi kỷ luật và khả năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Điều này bao gồm việc lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm một phần thu nhập và tránh các khoản nợ không cần thiết. Những thói quen tài chính lành mạnh này cần được hình thành từ sớm để tránh các rủi ro tài chính có thể xảy ra sau này.

Trong bối cảnh ngày nay, nơi áp lực tiêu dùng ngày càng cao, giữ tiền là một kỹ năng quý giá giúp bạn duy trì sự ổn định tài chính và sẵn sàng đối phó với những biến động không lường trước trong tương lai.

Bài học thứ 5: Không phải là học cái gì mà là học với ai

Kế đó trên hành trình chia sẻ về tài chính cá nhân mình nhận ra những người có tài chính vững vàng thường có 1 thành tố bổ trợ quan trọng. Dĩ nhiên bên cạnh sự nỗ lực tự thân không thể thiếu thì họ thường được định hướng từ sớm từ ngày một ai đó đầy kinh nghiệm.

Có người từng nói mình rằng “Đừng bao giờ đánh giá thấp ảnh hưởng của người khác đến bạn” – càng lớn mình càng thấm thía lời dặn này.

Nếu xung quanh bạn đều là những người có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu, rất có thể bạn là người có xu hướng vung tay quá trán. Nếu bạn theo học từ một người thầy, bài học họ dạy là nên đầu tư dài hạn mà chính người thầy đó bán cổ phiếu sau khoảng 10 ngày nắm giữ, thì liệu những hướng dẫn của họ có đáng tin cậy?

Thế rồi bạn nhận ra rằng, không phải học cái gì mà là học với ai mới là điều quan trọng nhất.

Hãy tìm cho mình 1 mentor "xịn" - Bài học tài chính cần biết trước tuổi 25
Hãy tìm cho mình 1 mentor “xịn” – Bài học tài chính cần biết trước tuổi 25

Mình may mắn có người hướng dẫn xịn trên hành trình tích lũy tài chính và đầu tư. Mentor của mình không chỉ là người đưa cho mình những bài học sử dụng tiền mà còn cho mình cơ hội làm quen với đầu tư từ khi mình còn rất trẻ.

Như trường hợp của mình là hồi năm ba đại học, mentor đầu tiên nhờ mình đi đặt cọc dự án bất động sản cho họ. Mình – thằng nhóc 20 tuổi đầu lơ ngơ láo ngáo đi đặt cọc dự án với sự hỗ trợ của bạn môi giới quen mentor. Và đó là lần đầu tiên mình tiếp xúc với bất động sản.

Những lời gợi ý đầu tư doanh nghiệp đầu tiên, lần vấp ngã đầu tiên, cách xây dựng doanh nghiệp ra sao, cách xây dựng sản phẩm, dịch vụ, cấu trúc chi phí thế nào mình đều được chỉ dạy bởi người mentor thứ 2 của mình.

Người ta hay bảo là “Danh sư xuất cao đồ” đó sao thầy giỏi thì mới có trò giỏi. Mình chẳng dám nhận mình là cao đồ gì đâu nhưng mình biết là mình được chỉ dạy đầu tư, tài chính, kinh doanh, bất động sản bởi những người thầy thực sự có tâm và có tầm.

Mình nhận ra một việc kiến thức, bài học thì nhan nhản ngoài kia nhưng học từ ai thực sự rất quan trọng vì chính những người mentor họ trở thành hình mẫu của chúng ta chúng ta dõi theo họ, bắt chước những gì họ làm, họ có, những khuôn mẫu để gây dựng tài sản.

Nếu có mentor là một hình mẫu tốt, là người có tư duy đúng thì thực sự là một điều rất tốt!

Nắm vững 5 bài học tài chính, rồi sao nữa?

Thấm nhuần các bài học này trước tuổi 25 sẽ giúp bạn khởi động hành trình tài chính cá nhân sớm, tạo tiền đề tăng tốc tích sản và sớm đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng tuy đây là các tư tưởng tốt giúp bạn tạo các thói quen quản lí tiền bạc lành mạnh, chỉ vậy thôi là không đủ để tạo ra bước nhảy vọt trong việc tích lũy tài sản. Với tốc độ lạm phát hiện nay, đầu tư nghiêm túc và bài bản là cách tốt nhất để bạn có thể đạt được tự do tài chính.

Nếu đó là mối quan tâm của bạn, hãy tìm hiểu ngay Khóa học Quản lý tài chính cá nhân – Intelligent Money. Thông qua khóa học này bạn sẽ được hiểu thêm về

  • Lộ trình gầy dựng tài sản thông qua 7 trụ cột tài chính
  • Tiết kiệm được nhiều tiền hơn mỗi tháng và tiêu xài có kế hoạch.
  • ó kế hoạch tích luỹ và đầu tư trong 3-5 năm để chuẩn bị cho những dự định quan trọng trong tương lai: lập gia đình, lo cho ba mẹ, con cái, mua nhà..
  • Bắt đầu hành trình đầu tư

Nếu bạn cảm thấy khóa học phù hợp với bản thân, có thể đăng ký để được tư vấn đầy đủ thông tin về khóa học nhé!