Bạn đam mê thị trường tài chính sôi động và muốn khám phá những bí ẩn ẩn sâu trong thế giới đầu tư? Vậy thì đừng bỏ qua danh sách Top 10 bộ phim về thị trường tài chính hay nhất dưới đây! Không chỉ mang đến cho bạn những giây phút giải trí mãn nhãn, những thước phim này còn giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường, đồng thời truyền cảm hứng và cung cấp cho bạn những bài học kinh nghiệm đầu tư quý giá.

Hãy sẵn sàng đắm chìm trong hành trình khám phá thị trường tài chính đầy cam go và thử thách cùng những nhà đầu tư tài ba trên màn ảnh!

Thị trường chứng khoán luôn là thứ gì đó thu hút công chúng. Đó là một thế giới đầy hấp dẫn và cạnh tranh, có cả câu chuyện thành công vang dội và thất bại thảm hại. Thú vị là thế, nhưng đó cũng là một thế giới mà không phải ai cũng biết. Thế giới ấy có một chút bí ẩn. Thông qua các bộ phim, chúng ta có được cái nhìn thoáng qua về các quy tắc và quy định của những người …. làm việc lớn, và nắm trong tay với số tiền cũng lớn chẳng kém.

1. THE BIG SHORT (2015, 130 phút)

Điểm Rotten Tomatoes: 88%

Bộ phim của đạo diễn Adam McKay đưa chúng ta quay trở lại với cuộc khủng hoàng tài chính năm 2008 để kể câu chuyện về bốn chuyên gia tài chính Michael Burry (Christian Bale), Jared Vennett (Ryan Gosling), Mark Baum (Steve Carell) và Ben Rickert (Brad Pitt) nhìn thấy cơ hội lợi nhuận từ việc quay lưng lại với thị trường bất động sản, thứ vốn được coi là nền tảng vững chắc của nền kinh tế Mỹ bằng cách sử dụng công cụ tài chính Phái sinh là Hoán vị rủi ro tín dụng (CDS).

Dân tài chính chính hiệu sẽ nhận ra những chi tiết thân thuộc trong phim như cảnh các nhà giao dịch xem tin tức qua màn hình Bloomberg Terminal, hay cảnh thực hiện các giao dịch trị giá gần 100 triệu đô chỉ với một chiếc máy tính, một chiếc tai nghe và phần mềm Bloomberg Terminal trong quán rượu. Còn đối với những tân binh trong giới tài chính, khi xem phim, chúng ta sẽ hiểu được kha khá thuật ngữ chuyên môn thông qua cách giải thích vô cùng hài hước và hóm hỉnh xen lẫn trong các cảnh phim.

Bộ phim quy tụ dàn diễn viên thực lực Christian Bale với bộ 3 phim Batman nổi tiếng, Ryan Gosling (tài tử điển trai, si tình trong La La Land), và còn cả Brad Pitt, đoạt 1 giải Oscar năm 2016 cho phim có kịch bản chuyển thể hay nhất.

2. THE WOLF OF WALL STREET (2013, 360 phút)

Điểm Rotten Tomatoes: 80%

Bộ phim thứ 2 trong danh sách này THE WOLF OF WALL STREET (tựa tiếng Việt là Sói già phố Wall)

Để giới thiệu về phim này, mình xin lược dịch một đoạn quote trong phim:

Để tôi nói cho bạn chuyện này. Không có sự cao quý trong nghèo đói đâu. Tôi đã là một người giàu và tôi đã là một người nghèo rồi. Và tôi luôn chọn giàu có. Bởi vì, ít nhất khi bạn là một người giàu, khi bạn phải đối mặt với những vấn đề của mình, bạn xuất hiện ở phía sau chiếc limo, bạn mặc một bộ đồ trị giá $2000, một chiếc đồng hồ vàng trị giá $40.000, há chẳng phải tốt hơn nhiều sao

Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về tay môi giới chứng khoán Jordan Belfort (do nam diễn viên Leonardo Dicaprio thủ vai) với bề ngoài bóng bẩy lịch lãm nhưng bên trong thì mục rỗng và tàn nhẫn không kém gì dân xã hội đen, chàng đang ở độ tuổi muốn chinh phục Phố Wall. Cùng với cuộc đại suy thoái, giấc mơ vĩ đại của anh ta cũng sụp đổ theo. Sau đó anh ta rời đến Long Island, mở một công ty môi giới của riêng mình. Là một kẻ nghiện cocaine và suy đồi về đạo đức, Jordan sẵn sàng bất chấp tất cả để đạt được ước mơ của mình. Bộ phim lột tả một cách chân thực về lối sống sa đọa của những người bất chợt trở thành đại gia để rồi sau đó lại trở về vạch xuất phát.

Khi xem phim, khán giả sẽ hiểu được chiến thuật moi tiền của tay môi giới chứng khoán khét tiếng này, đó là điều hành một “Penny Stock Boiler Room” (Phòng Môi Giới Chứng Khoán Giá Rẻ Qua Điện Thoại), kiếm lời từ các nhà đầu tư thông qua âm mưu lừa đảo mang tên “Pump-and-dump” (Thổi-và-Xả), tức là phối hợp với một vài người mua để làm tăng giá trị của cổ phiếu một cách đột ngột, sau đó nhanh chóng bán những cổ phiếu đó để kiếm lời. Xem phim sẽ rất dễ liên tưởng đến câu chuyện làm giá tại TTCK thời gian gần đây với cổ phiếu họ Louis hay là cổ phiếu họ FLC.

Các cổ phiếu sẽ ngay lập tức sụt giá, khiến các nhà đầu tư bị thua lỗ. Nhờ âm mưu lừa đảo này, Jordan cùng đồng bọn đã bán được những cổ phiếu hạng bét ở mức giá gấp nhiều lần giá trị thật của chúng

3. WALL STREET (1987, 125 phút)

Điểm Rotten Tomatoes: 79%

“Giao dịch nội gián và lý do không nên thực hiện điều đó”

Vào những năm đầu của thập niên 80, một tay môi giới chứng khoán trẻ đầy tham vọng Bud Fox (Charlie Sheen), nhận giúp đỡ từ Gorddon Gekko (Michael Douglas), một chuyên gia môi giới cực kỳ thành công, nhưng cũng nổi tiếng là cực kỳ tham lam và tàn nhẫn, với phương châm “tham lam là tốt”.

Bộ phim sẽ cho ta những kiến thức về hoạt động “Corporate Raiding” (Thâu tóm công ty), tức là nhà đầu tư mua cổ phần đủ để có vị trí trong hội đồng quản trị và có quyền đưa ra những quyết định liên quan đến tính sống còn của công ty; và “Insider Trading” (Giao dịch nội gián), một hoạt động được coi là phi pháp khi mua hoặc bán chứng khoán bởi một người có khả năng tiếp cận các thông tin bí mật, chưa được công bố. Đây là một trong những bộ phim chủ đề tài chính hay nhất mọi thời đại.

Nói về phim lẻ đã nhiều rồi, cá nhân mình thì cũng thích phim bộ dài tập hơn vì có lẽ chuyện trading, đầu tư không phải chỉ gói gọn trong 100 phút mà xong được. Đầu tư, cũng như phim ảnh, thứ gì có chương hồi, có thời gian nó mới kể đầy đủ câu chuyện được. Hơn nữa thì thời gian giải lao, xả stress xem một vài tập phim bộ cũng hay mà. Nếu được chia sẻ thành thật, thì series mà mình xem gần đây cảm thấy rất cuốn là House of the Dragon, cung đấu phiên bản Mẽo nhưng mà đây là danh sách các phim về Tài chính và kinh doanh nên mình chắc phải tem tém lại một chút.

4**. BILLIONS (2016, Series)** Phim Billions (tựa tiếng Việt: Cuộc chơi bạc tỷ) kể về thế giới chứng khoán đầy khốc liệt tại Phố Wall. Viên công tố năng nổ Chuck Rhoades tiến hành cuộc điều tra mang tính triệt phá về tỉ phú Bobby Axelrod, một tay quản lí quỹ phòng hộ đầy tham vọng, luôn muốn thắng bằng mọi giá. Một góc nhìn cận cảnh vào giới tội phạm cổ cổn trắng của Mỹ với những âm mưu chạy án và hối lộ cũng như nhiều thủ đoạn nhằm lũng đoạn thị trường để trục lợi cho bản thân.

Bạn thấy đấy, nếu bạn đang bị thị trường chứng khoán làm cho mê hoặc, bạn có thể tìm thấy rất nhiều tài nguyên giải trí ngoài kia. Cho dù là phim lẻ, phim truyền hình, bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy một bộ phim vừa ý. Sau khi đã dành cả tuần tìm hiểu cách thức hoạt động của thị trường chứng khoán và giao dịch, tại sao bạn không giải trí cuối tuần với tuyển tập các bộ phim tài chính như mình kể ở trên. Để vừa có thể tận hưởng tối cuối tuần, vừa có thể học được thêm thứ gì đó hữu ích cho việc đầu tư.

 

4. THE CHINA HUSTLE (2017, 82 phút)

Điểm Rotten Tomatoes: 79%

"Nếu bạn bị bắt (khi lừa đảo), bạn sẽ cần phải trả tiền phạt, nhưng bạn vẫn sẽ giàu có và bạn KHÔNG PHẢI đi tù. Vì ở đất nước này, lừa đảo và lấy tiền từ người khác không phải là việc bất hợp pháp. Không có lý do gì để không làm điều đó cả!"

The China Hustle là một bộ phim tài liệu tài chính năm 2017 do Magnolia Pictures sản xuất và Jed Rothstein đạo diễn. Đây là bộ phim tài liệu tiết lộ hành vi gian lận chứng khoán kéo dài hàng thập kỷ có hệ thống và có công thức của các công ty Trung Quốc, khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Nhiều nhân vật chính của bộ phim như Dan David và Jon Carnes là các cổ đông hoạt động và các chuyên gia thẩm định đã phát hiện ra gian lận bao gồm báo cáo KQKD bịa đặt và trình bày sai sự thật, và sau đó bán khống cổ phiếu rác, để rồi dẫn đến sự sụp đổ của các thực thể lừa đảo.

5. BOILER ROOM (2000, 120 phút)

Điểm Rotten Tomatoes: 66%

Họ nói tiền không mua được hạnh phúc à? Hãy nhìn nụ cười chết tiệt trên khuôn mặt tôi này, em ơi...

Bộ phim kể về Seth Davis (Giovanni Ribisi), một sinh viên đại học bỏ dở giữa chừng để làm giàu bằng cách bán cổ phiếu của những công ty ảo hoặc đã đóng cửa.Trong giới tài chính, “Boiler Room” là thuật ngữ chỉ một văn phòng môi giới chứng khoán qua điện thoại, chuyên lôi kéo khách hàng mua bán các loại chứng khoán không rõ ràng, thường là các loại cổ phiếu giá rẻ.

Bộ phim nhắm thẳng vào góc khuất của giới tài chính, nơi những tay môi giới chứng khoán tại New York kiếm tiền bằng thủ đoạn vô liêm sỉ, đẩy những cổ phần ảo cho những khách hàng cả tin.