Mình nghĩ, ở tập Podcast trước, khi bạn học cách để thành thật với tiền của mình, chúng ta đã đi được bước đầu tiên trên hành trình Gây dựng tài sản rồi đó. Tiếp theo, bạn có lẽ đã sẵn sàng để học cách làm những điều đúng đắn cho bản thân, trước khi thực hiện những điều đúng đắn với tiền của bạn. Theo quan sát cá nhân của mình, nguyên tắc thứ hai của tiền bạc: Ưu tiên trước hết là bạn, tinh thần của bạn, những người thương xung quanh bạn, rồi mới đến làm gì, đầu tư ra sao…

Nhiều năm chia sẻ về Tài chính cá nhân và đầu tư, mình quan sát thấy nhiều bạn khi quá tập trung vào tiền, các bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ xem số tiền bạn cần là bao nhiêu, nên đầu tư vào kênh nào? Đây hẳn nhiên là những câu hỏi quan trọng cần trả lời, nhưng quan điểm cá nhân của mình, đó không phải là những câu hỏi đầu tiên bạn cần hỏi. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi mà sự lên ngôi của mạng xã hội, thì quan điểm: bạn càng có nhiều tiền thì bạn càng thành công, và có giá trị. Quan điểm này, càng khiến nhiều người chúng ta mong đợi có một lối tắt dẫn đến sự giàu có. Thẳng thắn đi, chúng ta luôn muốn có nhiều tiền hơn, nhanh hơn, phải không nào, dẫu cho tình trạng tài chính thực tế của chúng ta đang như thế nào. Để rồi, đối diện với thực tế phũ phàng khi chúng ta bắt tay vào hành động, thì thực tế ấy ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần và tâm lý của ta.

Bạn chưa từng đầu tư nên chưa thấm thía điều này, hãy hỏi hay quan sát những người bạn, người anh, người chị đã từng đầu tư kinh doanh, hãy hỏi những người bạn đã từng đầu tư tài chính, với kỳ vọng x2, x3 tài sản hay tài khoản trong thời gian ngắn, để rồi mất trắng sau đó ít lâu, và việc này khiến họ sợ hãi, hay tệ hơn là ghét bỏ việc đầu tư…

Thế nên, nếu chẳng may bạn có suy nghĩ tốc chiến – tốc thắng đó, thì nên chậm lại một nhịp, bởi vì mình nghĩ bạn cần phải có định hướng rõ ràng hơn trong tâm trí, nếu chúng ta muốn tiến xa hơn. Trong mối quan hệ của bạn với tiền bạc, bạn là chủ thể, và tiền là công cụ của bạn. Nếu bạn muốn sử dụng tiền một cách đúng nhất cho bản thân, thì trước hết bạn cần hiểu chính mình đã. Bạn cần phải xác định ai và điều gì là quan trọng nhất với bạn. Bạn cũng cần phải tìm kiếm và có một cái nhìn thông suốt về những thứ bạn mong muốn trong cuộc sống.

Podcast này, mình hy vọng góp phần nhỏ để giúp bạn tìm lại cái nhìn thông suốt ấy. Mình nghĩ, chỉ có bạn mới có câu trả lời cho những câu hỏi riêng tư nhất về bản thân bạn. Trong 2 bài tập nhỏ sau đây, mình mong bạn dành thời gian của bạn, và thành thật với bản thân mình. Đó là yếu tố quan trọng lắm lắm đó.

Bài tập 1: Điều gì đứng đầu trong danh sách ưu tiên của bạn?

Bạn cùng mình xác định xem ai, và điều gì là quan trọng nhất với bạn. Đây là chìa khoá để thiết lập mối quan hệ tốt với tiền của bạn. Vì vậy, mình sẽ đi cùng bạn để lập bản liệt kê nhanh các ưu tiên của bạn nghe. Sẵn sàng chưa đó. Bạn hãy nhìn lướt qua những từ/cụm từ xuất hiện sau đây, và liệt kê giúp mình 10 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn nghe.

 

Sau khi bạn đã có 10 từ, hoặc cụm từ đại diện cho 10 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn, bạn hãy ngẫm lại và liệt kê giúp mình theo thứ tự quan trọng nhất đối với bạn nhé. Lần lượt là ưu tiên cao nhất, cao nhì, và giảm dần nghen.

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Đến đây, mình mong bạn hãy tạm dừng podcast một chút và cmt chia sẻ với mình Top 10 của bạn nhé. Hãy nhìn vào những gì bạn vừa viết, những từ/cụm từ này có đại diện cho những người và những điều quan trọng hơn những thứ khác với bạn không đó? Nếu không, bạn cần thực hiện những thay đổi cần thiết ngay bây giờ. À, dừng ở đây một chút nhé, mình có 2 lưu ý nhỏ ở đây:

Thứ nhất, những gì bạn vừa liệt kê có thể chỉ đúng với bạn ở thời điểm hiện tại. Nó có thể thay đổi vào một thời điểm khác, hoặc có thể không. Nhưng ngay hôm nay, những điều này phải thực sự đại diện cho những ưu tiên của bạn.

Thứ hai, bạn có đặt bạn vào danh sách trên không đó? Nếu không thì tại sao đó, bạn có thấy từ “bản thân” nằm giữa những lựa chọn trên không đó. Mình biết vài bạn có thể đưa những người khác vào danh sách Top 10 cơ. Lạ ghê không?

Còn nếu bạn có đưa “bản thân” vào thì “bản thân” đang ở vị trí số mấy đó. Nó liệu có ở gần vị trí số 1 trong Top 10 không? Hay bạn nghĩ rằng “Ôi, đặt bản thân mình vào danh sách há chẳng phải ích kỷ quá sao?!”

 

Bạn thấy đấy, bản thân bạn có thể dễ dàng bị bỏ qua trong cuộc sống của chính bạn thế nào chưa? Vậy theo nguyên tắc thì bạn có nên đặt bản thân bạn lên hàng đầu không đó? Thành thật mà nói thì ai là người chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của bạn? Chính là bạn đó.

Ai là người đau khổ nhất nếu bạn bỏ bê việc chăm sóc cho bản thân, về mặt thể chất, hay tài chính? Nhớ lại lúc bạn yêu đơn phương đi, hay vừa thua lỗ một khoản lớn. Đúng rồi. Người đau khổ nhất chính là bạn đó…

Theo một cách nào đó, chúng ta có thể hiểu là Nguyên tắc số 2 như là sự cân bằng cán cân tài chính của bạn. Một bên là tài sản vô hình, như sự bình an trong tâm, nỗi sợ, sự an toàn và thoải mái. Một bên là tài sản hữu hình: các khoản đầu tư, ngôi nhà, và các khoản nợ ấy. Và việc chúng ta là là hiểu rõ sự ưu tiên, và tạo ra sự cân bằng cho bản thân. Và đây là lúc để mình phải trả lời một số câu hỏi về bản thân mình, và tiền bạc nè.

Bài tập 2:

1. Điều gì làm cho bạn cảm thấy an toàn khi nói về tiền của mình? (Ví dụ: Có một số tiền lớn trong tk ngân hàng, …)

2.Điều gì làm bạn cảm thấy hạnh phúc khi nói về tiền bạc với bạn bè của bạn đó? (Ví dụ: Có đủ tiền để mua quà cho những người bạn thương, du lịch, …)

3.Điều gì liên quan đến tiền làm bạn e ngại? (Mất công việc hiện tại, mất tiền đầu tư, ….)

Các câu hỏi nhỏ này đề cập đến tiền của bạn, và xoay quanh chính bạn. Chúng đơn giản thôi, nhưng có thể cung cấp cho bạn những ý niệm về những điều cần có trong cuộc sống của bạn, điều gì đem lại cho bạn hạnh phúc, điều gì đem lại cho bạn cảm giác an toàn. Mình biết là tất cả chúng ta đều đang có hoàn cảnh tài chính hoàn toàn khác nhau, với những mong đợi cũng rất khác nhau. Mình chỉ mong, bạn dần nhận ra là tiền bạc hiện diện trong hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống, và khi bạn xác định được điều tốt nhất cho bản thân, thì bạn mới xác định được điều tốt nhất cho tiền của bạn đó. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.